VAPE & SỨC KHỎE, NHỮNG ĐIỀU ĐÃ ĐƯỢC LÀM SÁNG TỎ

Bệnh phổi liên quan đến vape, Nicotin trong vape, nên lo hay không?

Nếu đã hút vape đủ lâu, có thể bạn đã nghe về hiện tượng “phổi bỏng ngô” được tìm thấy ở các công nhân trong dây chuyền sản xuất bỏng ngô đóng hộp. Căn bệnh này được gây ra bởi các hóa chất thuộc nhóm diketones như diacetyl. Hợp chất này cũng được tìm thấy trong 1 số loại juice vape, chính xác hơn là một số flavor nhất định. Dù chưa có ai khẳng định phải hấp thụ bao nhiêu mới gây bệnh nhưng đa số các nhà sản xuất juice vape đều đưa các vị juice có chứa diacetyl vào danh sách hạn chế.
Tất nhiên diketones cũng được tìm thấy trong thuốc lá, nồng độ của chúng trong khói thuốc cao gấp từ 500-850 lần trong vape. Tuy khói thuốc tàn phá phổi của người hút nhưng rất ít trường hợp mắc bệnh phổi bỏng ngô do hút thuốc. Mặc dù không khẳng định diketones là an toàn cho vape nhưng so sánh giữa 1 lượng nhỏ trong vape và một lượng gấp xấp xỉ 1000 lần trong khói thuốc, có lẽ ai cũng có thể thấy vape an toàn hơn thuốc lá rất nhiều. Điều thực sự khiến các nhà khoa học nghi ngại về tính an toàn của vape chính là formaldehyde.

Formaldehyde được định nghĩa là một loại khí không màu, dễ cháy ở nhiệt độ phòng và có mùi hắc cũng như gây rát cổ họng khi hít phải. Và đúng, trong những thí nghiệm, formaldehyde có được tạo ra trong quá trình vape. Tuy nhiên điều không phải ai biết là để tạo ra được hợp chất đó cần phải dùng công suất rất lớn cũng như liên tục trong thời gian dài. Kết quả là 1 “hơi vape” thậm chí còn chẳng thể hút nổi bởi như đã nói ở trên formaldehyde có mùi rất hắc và gây kích ứng mạnh cho cổ họng-mũi.
Trên thực tế bạn có thể tái tạo lại thí nghiệm này mà chẳng cần tới vape, chỉ cần đặt lát bánh mì lên chảo và nướng đến khi bề mặt đen hết, phần khói bốc lên khi bánh mì cháy chứa 1 lượng lớn formaldehyde. Tương tự với vape, bạn sẽ chỉ gặp vấn đề khi dính phải dry hit (hiểu nôm na là cháy bông, khô bông nhưng vẫn tiếp tục hút) và tất nhiên vaper nào cũng sẽ cố gắng tránh dry hit bởi nó không vui vẻ gì cả. Theo nghiên cứu, mỗi ngày chúng ta đều hít khoảng 1mg formaldehyde vào phổi từ môi trường xung quanh. Trong khi những vaper sử dụng khoảng 5-10ml tinh dầu mỗi ngày chỉ làm tăng con số đó lên 0.083mg.
Điều đó có nghĩa là giữa việc sử dụng và không sử dụng vape thì lượng formaldehyde hấp thụ vào cơ thể chỉ khác nhau 9%, hoàn toàn không đáng kể. “Smoking Kills” nhưng còn Vape?”

*Bài viết được dịch từ website của Tổ chức Society for Research on Nicotine and Tobacco. Đây là tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất thế giới với thành viên từ hơn 40 quốc gia, tập trung vào nghiên cứu và chia sẻ nghiên cứu về những vấn đề xung quanh thuốc lá nói riêng và nicotine nói chung.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *